Văn hoá doanh nghiệp – Linh hồn của tổ chức

Văn hóa doanh nghiệp là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc và góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy, thế nào là văn hóa doanh nghiệp, vai trò của văn hóa doanh nghiệp là gì và làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Hãy cùng Thavico tìm hiểu nội dung dưới đây để có những thông tin bổ ích.

Đào tạo Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là niềm tin, quan niệm, hệ thống các giá trị mà tất cả các nhân sự trong doanh nghiệp cùng hướng đến bao gồm các thành phần như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh… Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp gồm biểu hiện vô hình như phong cách, thái độ, cử chỉ và hành vi của mỗi người đối xử với nhau trong một tổ chức hay biểu hiện hữu hình như quy định, khẩu hiệu, đồng phục, diện mạo, các hoạt động kỷ niệm… phù hợp đối với doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp là tạo nên sức mạnh tinh thần, sức mạnh tập thể từ bên trong doanh nghiệp, bên trong mỗi cá nhân. Tất cả nhân sự trong công ty đều tin tưởng và tự nguyện tuân theo. Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực có chất lượng; đem đến sự hài lòng của nhân viên và là động lực để nhân viên gắn kết lâu dài; là động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên khi nhân viên nhìn nhận rõ mục tiêu của tổ chức, có mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp và môi trường làm việc lành mạnh từ đó cũng góp phần vào việc tăng hiệu suất lao động; giúp tất các nhân viên kiểm soát hành vi, hòa nhập và thống nhất trong suy nghĩ, hành động, giảm thiểu các xung đột; tạo bản sắc riêng, sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Tiếp đến, hãy cùng Thavico định hướng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Dưới đây là một quy trình cơ bản để các bạn có thể tham khảo.

Các bước xây dựng Văn hóa doanh nghiệp

Bước 1: Đánh giá thực trạng doanh nghiệp

Trước tiên, chúng ta cần nhận biết được thực trạng hiện tại của doanh nghiệp, văn hóa đang tồn tại trong doanh nghiệp thông qua các khảo sát với nhân viên hoặc quá trình quan sát. Trong quá trình khảo sát và đánh giá, chúng ta cần để ý đến các yếu tố như mức độ làm việc lâu năm của nhân viên; các hành vi, ứng xử, thói quen của cấp quản lý và nhân viên; sự cởi mở chia sẻ suy nghĩ, ý kiến; sự sẵn sàng giao tiếp nội bộ; các biện pháp khen thưởng và kỷ luật;…

Bước 2: Định hình văn hóa doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp đang tồn tại trong tổ chức, chúng ta sẽ chọn lọc ra những văn hóa nào cần được duy trì và phát triển hay những văn hóa nào cần được loại bỏ. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ xác định những nội dung chính của văn hóa doanh nghiệp mà tổ chức của chúng ta muốn xây dựng để phù hợp với tổ chức. Ngoài ra, việc xác định được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh,… sẽ rất quan trọng để chúng ta định hướng tổ chức của công ty.

Bước 3: Triển khai văn hóa doanh nghiệp

Việc xây dựng văn hóa là một việc cần duy trì lâu dài, không thể một sớm một chiều. Sau khi đã xác định được văn hóa cần xây dựng cho tổ chức, tiếp theo chúng ta sẽ lên kế hoạch hành động để triển khai văn hóa doanh nghiệp trong tổ chức. Ban giám đốc công ty cần phân chia người chịu trách nhiệm lên kế hoạch triển khai, phổ biến nội dung văn hóa doanh nghiệp đến từng nhân viên thông qua các văn bản, hay tổ chức các buổi trò chuyện, sinh hoạt tập thể lồng ghép các nội dung văn hóa của doanh nghiệp để nhân viên biết, hiểu, và nhận thấy được lợi ích của việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp. Ngoài ra, công tác triển khai văn hóa doanh nghiệp phải được thực hiện mọi lúc, mọi nơi để từng nhân viên thấm nhuần tư tưởng, triết lý văn hóa của tổ chức.

Bước 4: Kiểm soát, đo lường hiệu quả và hiệu chỉnh

Việc thường xuyên đo lường về văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp tổ chức kịp thời giải quyết những vấn đề tồn đọng, điều chỉnh liên tục để phù hợp với những sự thay đổi và xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh hơn. Việc này có thể được thực hiện thông qua các cuộc khảo sát nhân viên hàng năm từ đó có thể định hình văn hóa qua sự hài lòng của nhân viên. Ngoài ra, tổ chức còn có thể dựa vào các chỉ số KPI quan trọng như tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, chỉ số đo lường sự gắn kết của nhân viên, chỉ số hài lòng của nhân viên… để định hướng, cải thiện và phát triển văn hóa công ty thành công và hiệu quả.

Logo Thavico

Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Do đó có thể nói văn hóa là linh hồn của doanh nghiệp. Tạo lập được văn hóa, bản sắc riêng của doanh nghiệp luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến để phát triển bền vững.

Tại Thavico, chúng tôi cung cấp các khóa đào tạo văn hóa doanh nghiệp dành cho các tổ chức, hãy cùng Thavico mang đến những giá trị tinh thần bền vững cho doanh nghiệp.

THAVICO

DO IT BETTER – PEOPLE CENTRIC